Luật thi đấu bóng bàn cơ bản - những điều bạn cần biết

30/12/2021 - Tác giả:
Phạm Khắc Tấn
Phạm Khắc Tấn
Bóng bàn là môn thể thao đối kháng được rất nhiều người tham gia tập luyện và thi đấu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những luật bóng bàn quan cơ bản và quan trọng cần phải biết

Điều 1: Luật về Bàn bóng bàn trong thi đấu

Kích thước: Phần mặt trên của bàn gọi là mặt đánh bóng (mặt bàn) hình chữ nhật dài 2.74m, rộng 1.525m, đặt trên một mặt phẳng nằm ngang cao 76cm tính từ mặt đất. Mặt bàn không bao gồm các cạnh bên của mặt bàn.

Có thể bạn quan tâm: Kích thước bàn bóng bàn thi đấu tiêu chuẩn

Cấu tạo: Mặt bàn có thể làm bằng bất cứ chất liệu nào và phải có một độ nẩy đồng đều khoảng 23cm khi để quả bóng tiêu chuẩn rơi từ độ cao 30cm xuống mặt bàn đó. Mặt bàn phải có mầu sẫm đồng đều và mờ, xung quanh mặt bàn có một đường vạch kẻ trắng rộng 2cm, mỗi vạch theo chiều dài 2,74m của bàn gọi là đường biên dọc, mỗi vạch theo chiều rộng 1.525m của bàn gọi là đường biên ngang (đường cuối bàn).

Mặt bàn được chia thành 2 phần bằng nhau bởi một cái lưới thẳng đứng song song với đường cuối bàn và căng suốt trên toàn bộ diện chia đôi hai bên phần bàn. Để đánh đôi, mỗi phần mặt bàn lại chia thành 2 phần nhỏ bằng nhau bởi một đường vạch giữa màu trắng rộng 3mm song song với các đường biên dọc. Đường vạch giữa được coi như thuộc về phần bên phải của mỗi nửa bàn.

Điều 2: Luật về lưới và cọc lưới bóng bàn

Cấu tạo: Bộ phận cọc lưới bóng bàn gồm có lưới, dây căng và các cọc lưới, bao gồm cả các cái kẹp để cặp cọc lưới vào bàn. Lưới được căng bằng một sợi dây nhỏ, buộc mỗi đầu vào cọc lưới có chiều cao 15.25cm. Khoảng cách giới hạn ngoài đường biên dọc với cột cọc lưới là 15.25cm. Mép trên của lưới suốt chiều dài phải cao đủ 15.25cm so với mặt bàn. Mép dưới suốt chiều dài của lưới cần phải sát với mặt bàn và những cạnh bên của lưới cũng cần phải sát với cọc lưới.

Điều 3: Luật về quả bóng bàn trong thi đấu

  • Quả bóng bàn có hình cầu có đường kính 40mm
  • Quả bóng bàn nặng 2,7g.
  • Quả bóng được làm bằng xen-lu-lô-ít hoặc chất nhựa dẻo tương tự, có mầu trắng hay màu da cam.

Điều 4: Quy định về Vợt (racket)

Vợt bóng bàn có thể có kích thước, hình dáng và trọng lượng bất kỳ nhưng cốt vợt phải phẳng và cứng, cấu tạo gồm 2 phần chính: cốt vợt và mặt vợt. 

Quy định về Cốt vợt bóng bàn

Ít nhất 85% bề dầy cốt vợt phải bằng gỗ tự nhiên; một lớp dính bên trong cốt vợt có thể được tăng cường bằng loại chất sợi như sợi các bon, sợi thủy tinh hay giấy nén nhưng không được vượt quá 7,5% toàn bộ bề dày hoặc 0,35mm.

Quy định về Mặt vợt bóng bàn

Mặt cốt vợt dùng để đánh bóng phải được phủ hoặc bằng mặt gai cao su thường, gai hướng ra ngoài, tất cả độ dầy kể cả chất dính không vượt quá 2mm, hoặc bằng cao su mút với gai úp hay gai ngửa, tất cả có độ dầy kể cả chất dính không vượt quá 4mm.

  • Cao su thường có gai là một lớp duy nhất bằng cao su, không lỗ tổ ong, tự nhiên hoặc tổng hợp, các hạt gai rải rộng đều trên mặt vợt với mật độ không ít hơn 10 và không quá 30 gai/cm2;
  • Cao su mút là một lớp dày duy nhất cao su tổ ong, phủ một lớp ở phía ngoài bằng cao su thường có gai, bề dầy của lớp cao su có gai không vượt quá 2mm.

Chất liệu phủ phải kéo ra tới các mép nhưng không được vượt quá các giới hạn của cốt vợt, trừ phần gần cán nhất và chỗ đặt các ngón tay có thể để không hoặc phủ bằng một chất liệu nào đó.Cốt vợt cũng như bất kỳ lớp nào bên trong cốt vợt và lớp phủ bên ngoài hoặc dán trên mặt dùng để đánh bóng phải liên tục và có độ dầy đồng đều. Mặt phủ cốt vợt hoặc mặt cốt vợt không phủ phải mờ, một mặt là mầu đỏ tươi và mặt kia là mầu đen.

Những sai lệch nhỏ về sự liên tục của mặt vợt hoặc sự đồng đều về mầu sắc do sự cố bất thường hay do hao mòn thì có thể chiếu cố miễn là những điều đó không làm thay đổi đáng kể đến đặc điểm của mặt vợt.

Cốt vợt và mặt vợt  phải được liên kết với nhau bằng keo dán vợt bóng bàn đạt tiêu chuẩn, được liên đoàn bóng bàn quốc tế ITTF chấp nhận để đảm bảo an toàn và công bằng. Trước lúc bắt đầu trận đấu hay khi thay vợt trong trận đấu, đấu thủ sẽ đưa vợt mà mình sử dụng cho đối phương và trọng tài xem và kiểm tra.

Điều 5: Các định nghĩa quan trọng

  • Một loạt đường bóng đánh qua lại là giai đoạn lúc bóng đang còn ở trong cuộc.
  • Bóng ở trong cuộc được tính từ thời điểm cuối cùng khi bóng nằm yên trong lòng bàn tay tự do (tay không cầm vợt) trước khi được tung có chủ ý lên lúc giao bóng cho đến khi loạt đường bóng đánh qua lại được quyết định là đánh lại hay tính 1 điểm.
  • Lần đánh bóng lại là một loạt đường bóng đánh qua lại mà kết quả của nó không được tính điểm.
  • Một điểm là một loạt đường bóng đánh qua lại kết quả của nó được tính điểm.
  • Tay cầm vợt là tay đang cầm chiếc vợt, tay tự do là tay đang không cầm vợt.
  • Một đấu thủ đánh quả bóng nếu như trong cuộc người đó chạm vào bóng bằng vợt của mình cầm trong tay hay dưới cổ tay cầm vợt.
  • Một đấu thủ cản quả bóng nếu bản thân người đó hay bất cứ vật gì mang trên người mà chạm vào quả bóng trong lúc bóng còn đang ở trong cuộc khi nó đang đi về phía mặt bàn và chưa vượt qua đường biên cuối, chưa chạm vào mặt bàn bên mình từ lúc đối phương đánh sang.
  • Người giao bóng là người đánh quả bóng đầu tiên trong mỗi loạt đường bóng qua lại.
  • Người đỡ giao bóng là người đánh quả bóng thứ hai của mỗi loạt đường bóng qua lại.
  • Trọng tài là người được chỉ định để điều khiển một trận đấu; Người phụ tá trọng tài là người được chỉ định giúp trọng tài trong một số phán quyết nhất định.
  • Quả bóng được coi như vượt qua hoặc vòng qua bộ phận của lưới nếu nó đi qua bất cứ chỗ nào ngoại trừ phần giữa lưới và cọc lưới hoặc giữa lưới và mặt trên của bàn.
  • Đường cuối bàn sẽ được coi như kéo dài vô hạn ở cả hai phía.

Điều 6: Luật về tình huống giao bóng trong môn bóng bàn

Lúc bắt đầu giao bóng, quả bóng bàn được đặt nằm im trên lòng bàn tay mở phẳng của tay không cầm vợt của người giao bóng.

Người giao bóng tung lên theo phương thẳng đứng, cao ít nhất 16cm, không được tạo ra bóng xoáy và không được chạm bất cứ một vật gì trước khi được đánh đi.

Khi quả bóng rơi xuống, người giao bóng sẽ đánh quả bóng đó sao cho bóng chạm bên mặt bàn mình trước và sau đó mới nẩy qua lưới hoặc vòng qua các bộ phận của lưới, chạm trực tiếp vào bên mặt bàn người đỡ giao bóng; Trong đánh đôi bóng phải chạm liên tiếp từ nửa mặt bàn bên phải của người giao bóng sang nửa mặt bàn bên phải của người đỡ giao bóng.

Từ khi bắt đầu quả giao bóng đến khi bóng được đánh đi, quả bóng phải ở phía trên mặt bàn và đằng sau đường biên cuối bàn của người giao bóng và bóng không được che khuất tầm nhìn của người đỡ giao bóng bằng bất kỳ một bộ phận nào trên cơ thể hoặc áo quần của người giao bóng hoặc của người cùng đánh đôi với đấu thủ này.  Ngay sau khi quả bóng đã được đánh đi, cánh tay tự do của người giao bóng phải rời khỏi khoảng không gian giữa cơ thể của người giao bóng và lưới.

Trách nhiệm của người giao bóng là làm sao cho trọng tài hoặc trợ lý trọng tài thấy được là mình đã tuân thủ những yêu cầu đối với quả giao bóng tốt.

Điều 7: Quả trả lại tốt

Quả bóng được giao hay đỡ trả lại, đều phải đánh sao cho bóng vượt qua hoặc vòng qua bộ phận lưới và chạm trực tiếp phần bàn đối phương hay sau khi chạm vào bộ phận của lưới.

Điều 8: Trình tự thi đấu

  • Trong đánh đơn, người giao bóng đầu tiên thực hiện quả giao bóng tốt, sau đó người đỡ giao bóng sẽ trả lại bóng tốt và từ đó người giao bóng và người đỡ giao bóng luân phiên trả lại bóng tốt.
  • Trong  đánh đôi, người giao bóng đầu tiên thực hiện quả giao bóng tốt, sau đó người đỡ giao bóng trả lại bóng tốt, rồi tới đồng đội của người giao bóng trả lại bóng tốt, kế tiếp đồng đội của người đỡ giao bóng trả lại bóng tốt và từ đó mỗi đấu thủ luân phiên nhau theo thứ tự trên mà trả lại bóng tốt.

Điều 9: Pha bóng Let

Lat là một tình huống bóng xảy ra mà không xác định bên nào nhận điểm, pha bóng đó sẽ được thực hiện lại. Một pha bóng được gọi là một pha bóng "Let" khi:

  • Pha giao bóng đó chạm lưới nhưng vẫn sang phần bàn của đối phương và không bị coi là phạm luật
  • Pha bóng được giao đi khi người nhận chưa sẵn sàng và trọng tài xác định tình huống đó là Lét
  • Nếu người giao bóng hoặc trả giao bóng không đúng luật vì một yếu tố ngoại cảnh không thể kiểm soát như tác động từ bên ngoài
  • Khi pha bóng bị gián đoạn bởi quyết định từ trọng tài hoặc trợ lý trọng tài

Trận đấu có thể bị tạm ngừng:

  • Để sửa một điều sai về thứ tự giao bóng, đỡ giao bóng hoặc phía bàn đứng;
  • Để bắt đầu áp dụng phương pháp đánh khẩn trương;
  • Để cảnh cáo hoặc phạt một đấu thủ;
  • Do những điều kiện thi đấu bị xáo lộn trong một chừng mực nào đấy có thể ảnh hưởng tới kết quả của lần đánh bóng.

Điều 10: Dành được một điểm

Trừ khi là quả đánh lại, một đấu thủ sẽ được tính 1 điểm khi:

  1. Nếu đối phương không giao bóng tốt;
  2. Nếu đối phương không trả lại bóng tốt.
  3. Nếu sau khi vận động viên đã thực hiện một quả giao bóng tốt hay trả lại bóng tốt quả bóng chạm vào bất kỳ vật gì ngoại trừ bộ phận lưới trước khi được đối phương đánh đi.
  4. Nếu sau khi đối thủ đánh bóng bay qua phần bàn mình hay vượt quá đường cuối bàn mà bóng không chạm vào phần bàn của mình;
  5. Nếu đối thủ cản bóng;
  6. Nếu đối thủ đánh bóng liên tiếp 2 lần;
  7. Nếu đối thủ đánh bóng bằng một mặt cốt vợt mà mặt này không tuân theo đúng với những yêu cầu của Điều 2.3.4,  2.4.4 và 2.4.5;
  8. Nếu đối thủ cùng bên hoặc bất cứ vật gì mà người đó mặc hay mang trên người làm xê dịch mặt bàn đấu;
  9. Nếu đối thủ cùng bên hoặc bất cứ vật gì người đó mặc hay mang trên người chạm vào bộ phận lưới;
  10. Nếu bàn tay không cầm vợt của đối thủ chạm vào mặt bàn đấu;
  11. Nếu đôi đối phương đánh bóng sai trình tự đã được xác định bởi người giao bóng đầu tiên và người đỡ giao bóng đầu tiên;
  12. Như điều kiện đã quy định ở phương pháp đánh khẩn trương (2.15.2)

Điều 11: Thắng một hiệp đấu

Một đấu thủ hay cặp đánh đôi được tính là thắng một ván khi họ được 11 điểm trước trừ khi 2 đấu thủ hay 2 cặp đôi đều đạt mỗi bên 10 điểm thì sau đó bên nào thắng liên 2 điểm trước nữa là thắng ván đó.

Điều 12: Thắng một trận

Một trận sẽ gồm các ván thắng của một số lẻ nào đó.

Điều 13: Thứ tự giao bóng, nhận giao bóng

Trong bóng bàn, mỗi một game đấu thường có 11 điểm, vận động viên sẽ thay nhau giao bóng, mỗi vận động viên sẽ giao 2 quả tương ứng với 2 điểm trước khi đổi quyền giao bóng cho đối phương.

Điều 14: Bên ngoài pha bóng

Điều 15: Hế thống đẩy nhanh tiến độ trận đấu

"Hệ thống đẩy nhanh tiến độ trận đấu" được áp dụng khi hiệp đấu đã được diễn ra quá 10 phút thi đấu theo yêu cầu của một vận động viên hoặc cả hai vận động viên, hệ thống khẩn cấp chỉ được áp dụng khi hiệp đấu đã có ít nhất 18 điểm được ghi.

Khi hệ thống đẩy nhanh tiến độ trận đấu được áp dụng theo phê duyệt của trọng tài thì: 

  • Mỗi đội sẽ lần lượt giao một quả cho đến khi kết thúc trận đấu
  • Mỗi khi một pha bóng dài được diễn ra, vận động viên đỡ bóng sẽ nhận được điểm nếu thực hiện đỡ bóng được 13 lần chạm vợt
  • Hệ thống này sẽ tiếp tục được áp dụng cho đến khi kết thúc trận đấu.

 


Phạm Khắc Tấn
Phạm Khắc Tấn

Chuyên gia về tư vấn đầu tư thể thao

Câu hỏi liên quan

Các thể thức thi đấu của nội dung bóng bàn được chia làm 2 loại cơ bản: bóng bàn đơn và bóng bàn đôi 

  • Thi đấu bóng bàn đơn, mỗi  bên có 1 người, áp dụng luật thi đấu bóng bàn đơn. 
  • Thi đấu bóng bàn đôi, mỗi bên sẽ có 2 cầu thủ thi đấu, áp dụng luật thi đấu bóng bàn đôi.

Cốt vợt trong thi đấu bóng bàn phải là cốt phẳng và cứng. Phải đảm bảo độ dày của cốt vợt phải được làm từ ít nhất 85% gỗ tự nhiên. Lớp dính bên trong của cốt vợt có thể được tăng cường từ các loại chất sợi như: sợi carbon, sợi thủy tinh, giấy nén. Nhưng không được vượt quá 7,5% toàn bộ độ dày của cốt vợt.

Khi hiệp đấu chưa tìm được người chiến thắng và chưa có đội nào đạt được 9 điểm thì lối đánh khẩn trương sẽ được áp dụng. Ngoài ra, nếu cả hai đội chơi cùng yêu cầu thì lối đánh khẩn trương cũng sẽ được áp dụng. 

  • Trường hợp đến thời gian giới hạn và trái bóng đang được đánh thì trọng tài dừng trận đấu. Trận đấu được tiếp tục bằng việc người giao bóng (tại lượt vừa dừng lại) giao bóng lại.
  • Trường hợp đến thời gian giới hạn nhưng bóng chưa được đánh thì người đỡ bóng của lượt giao bóng gần nhất sẽ được giao bóng.
  • Mỗi đội luân phiên giao bóng. Bên đỡ bóng đỡ trả bóng tốt 13 lần thì được tính 1 điểm.
  • Khi đã bắt đầu phương pháp đánh khẩn trương thì lối đánh này sẽ được áp dụng cho tới cuối trận đấu. 
Thêm câu hỏi? Hãy để chúng tôi giúp. Liên hệ chúng tôi

0 bình luận, đánh giá về Luật thi đấu bóng bàn cơ bản - những điều bạn cần biết

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.04608 sec| 1024.234 kb